GIẢI MÃ Ý NGHĨA TƯỢNG PHẬT BÀ QUAN ÂM NGHÌN MẮT NGHÌN TAY
BIỂU TƯỢNG CỦA SỰ TỪ BI ĐỨC ĐỘ
Ý NGHĨA CỦA HÌNH TƯỢNG PHẬT BÀ QUAN ÂM NGHÌN MẮT NGHÌN TAY
Trong cuộc sống của mỗi người Việt, không ai là không biết đến hình tượng Phật Bà Quan Âm - hiện tượng sinh động của con đường Bồ Tát đạo. Trước khi du nhập vào nước ta, hình tượng Quan Âm Bồ tát thường được người đời biết đến với tay trái cầm bình cam lồ, tay phải cầm cành dương liễu.
Nếu nhắc đến nghệ thuật điêu khắc, không một nhà điêu khắc mỹ thuật nào không thán phục sức sáng tạo của người xưa về bức Tượng Phật Bà Quan âm. Chính xác thì đó là tác phẩm có thành quả cao nhất đối với nền văn hóa dân tộc.
Nghệ thuật điêu khắc Phật giáo có thể đã ra đời và phát triển từ rất sớm. Khi tạo hình tượng Phật, nhờ vào cách kết hợp nhuần nhuyễn giữa tư tưởng, nghệ thuật và tính tôn giáo đã tạo nên sự thành công của các nghệ nhân với tác phẩm này. Từ đó, thông qua các hình tượng Phật, Bồ tát…con người ứng dụng vào đời sống tu tập thực tiễn, xiển dương giáo lý, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của những người có tín ngưỡng.
Với hình tượng tay trái cầm bình cam lồ, tay phải cầm cành dương liễu mang hàm ý bình thanh tịnh đựng nước cam lồ, nhờ cành dương liễu rưới khắp làm cho cái tâm của nhân gian được mát mẻ. Cành dương liễu chính là biểu tượng của sự nhẫn nhịn, tu hành trong cơn bão lớn. Tuy mềm nhưng dẻo dai, gió mạnh đến thế nào cũng không gãy để có thể mang đến cho nhân sinh thứ nước cam lồ dù khó có thể thực hiện.
Quan Âm Bồ Tát dùng cành dương liễu rưới nước cam lồ xuống hạ giới biểu trưng cho lòng nhẫn nhục nhu quyền. Thiếu cành dương không rải nước được, cũng như thiếu cam lồ thì cành dương cũng không thực hiện được sứ mệnh của nó. Có lòng từ bi mà không nhẫn nhục thì không mang được sự từ bi lâu dài, không đem được lợi ích đến chúng sinh. Đức nhẫn nhục, lòng từ bi không thể tách rời nhau, thiếu đức này thì đức kia không thể thực hiện được.
TRUYỀN THUYẾT VỀ PHẬT BÀ QUAN ÂM NGHÌN MẮT MẮT NGHÌN TAY
Nhiều Phật tử trong giới đạo Phật mong muốn được nhìn thấy Quan Âm Bồ Tát phổ độ chúng sinh, một người có tấm lòng từ bi, luôn bước trên con đường tu hành. Hình tượng này bắt nguồn từ công chúa Diệu Thiện - một người có tất cả đức độ của Phật Bà Quan Âm. Với tấm lòng chân thành sâu sắc hiếm có của vị công chúa này đã làm Phật tổ cảm động và giúp bà trở thành Phật cứu giúp chúng sanh trong nhân gian.
Công chúa Diệu Thiện luôn được vua cha dành tình yêu thương chân thành, sâu sắc nhất. Ông đã có ý định truyền ngôi cho cô con gái này sau khi cô lấy chồng. Nhưng với tấm lòng từ bi cao cả của mình, cô công chúa đã quyết định xuất giá tu hành dù nhà vua hết mực khuyên căn.
Dù cho nhà vua đã hạ lệnh các vị chủ trì trong chùa đe dọa, đối xử tệ bạc để một ngày cô có thể nản chí mà quay về nhưng không gì có thể làm nàng từ bỏ dù cho là gánh nước nặng trên vai hay bổ củi nguy hiểm… Trong lúc nóng nảy tức giận, nhà vua đã ra lệnh đốt chùa với tư tưởng thà giết chết chứ không để con trái lệnh. Tương truyền rằng, trong đám lửa khói nghi ngút, công chúa Diệu Thiện đã được hổ trắng cứu thoát, chạy về đất Việt, tu hành ở động Hương Tích.
Bấy giờ, nương theo thần thông của Phật tổ, công chúa phát thệ xuống 18 tầng địa ngục để cứu vớt vô số chúng sinh đang chìm đắm trong đau khổ. Trở về dương gian, bà tiếp tục tu luyện và đã chứng đắc Phật pháp nhiệm màu. Lúc này, ở quê nhà, vua cha của bà bị bệnh nặng, các thầy thuốc đều bó tay. Công chúa Diệu Thiện lập tức trở về để cứu cha. Biết cha bị ngạ quỷ làm hại, bà khảng khái khoét mắt, xẻo thịt tay chân để hiến dâng, cứu cha thoát khỏi cái chết.
Phật tổ cảm động trước lòng thành của công chúa đã độ trì cho bà thành Phật, lại ban cho bà nghìn tay nghìn mắt để cứu vớt thế gian. Trở thành Phật, đức Quan Âm Diệu Thiện trở lại giáo hóa cho cha mẹ và thần dân được tỉnh ngộ về vô lượng công đức Phật.
Tuy mang nhiều màu sắc thần thoại nhưng truyền thuyết về Quan Âm nghìn tay nghìn mắt vẫn mang đầy đủ những ý nghĩa của việc tu Phật. Là một vị công chúa được vua cha yêu quý muốn truyền ngôi, bà đáng ra sẽ được hưởng mọi lạc thú của thế gian. Nhưng tâm Phật đã cảm hóa, khiến bà muốn được tu hành, giữ giới.
HÌNH TƯỢNG PHẬT BÀ QUAN ÂM NGHÌN MẮT NGHÌN TAY
Trong quan niệm của đạo Phật, một nghìn là con số biểu trưng cho sự viên mãn, vì thế hình tượng Phật bà cũng có đủ nghìn mắt nghìn tay. Với hình tượng mang nhiều phép thuật như vậy, Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay được điêu khắc tinh xảo, thể hiện được sự từ bi đức độ, tấm lòng của người.
Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay gồm 2 phần chính:
- Tượng: Người ngồi trong tư thế thiền định, phần trên gồm có 1 mặt chính ở giữa và 2 mặt phụ 2 bên, phía trên đầu Người đội mũ thiên quan. Tượng được chia thành nhiều lớp, trên cùng là tượng A Di Đà ngồi trên tòa sen, tiếp đến có 42 cánh tay lớn, các cánh tay để trần, bàn tay đặt trong tư thế ấn quyết, các vòng cánh tay tạo thành một vòng tròn lớn vòng tròn, trong mỗi bàn tay sẽ có 1 con mắt. Nổi bật hơn là toà sen Quan Âm đang ngồi được trang trí với những hoa văn rồng mây, sóng nước…
- Bệ: Phần này được khắc chi tiết với hình rồng đội đài sen, đan xen 3 lớp cánh to và nhỏ thành nhiều cấp hình chữ Nhật. Ở chính giữa sẽ có dòng chữ hán được ghi lên: “Tuế thứ Bính Thân, tu nguyệt cốc nhật danh tạo".
Tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay thể hiện rõ được tấm lòng từ bi của người tu hành, muốn cứu trợ thật nhiều chúng sinh đang gặp khổ nạn trong thế giới ngoài kia.
Trên đây là bài chia sẻ về Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay của TTGEMSTONE gửi đến bạn đọc. Hy vọng với những câu văn của chúng tôi có thể phần nào lan tỏa ý chí thiện nguyện và nghị lực phi thường của Phật bà Quan Âm tới mọi người. Chúc các bạn gặp nhiều may mắn!
Để mua sản phẩm chính hãng, được đóng gói sản phẩm chỉnh chu, sang trọng, bạn liên hệ nhanh HOTLINE 0935219712 NHÉ
VUA ĐÁ QUÝ TTGEMSTONE- CƠ SỞ ĐIÊU KHẮC TẠI LÀNG NGHỀ NON NƯỚC ĐÀ NẴNG - CHUYÊN SẢN XUẤT- ĐIÊU KHẮC- CUNG CẤP SỈ LẺ ĐÁ PHONG THỦY-TRANG SỨC VẬT PHẨM - CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU- UY TÍN- GIÁ TẬN GỐC
ĐỊA CHỈ: 114 HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA, NGŨ HÀNH SƠN, ĐÀ NẴNG
LIÊN HỆ: 0935219712 hoặc 0985649711
Fanpage : Vua Đá Quý TTGEMSTONE